Hoàn cảnh ra đời Chạy_trốn

Trước Sao Mai điểm hẹn 2004, Tùng Dương là một ca sĩ trẻ theo học tại Nhạc viện Hà Nội[6] dưới sự dẫn dắt của Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ[7]. Anh có được một số giải thưởng cao, như giải ba cuộc thi Giọng hát trẻ Hà Nội vào năm 1999, giải ba năm 2001 và giải nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2003[6][7]

Với một format được pha trộn giữa ta và tây, Sao Mai điểm hẹn là một làn gió mới, phóng khoáng và tươi trẻ thổi vào các cuộc thi, liên hoan tiếng hát truyền hình[8][9]. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử các cuộc thi ca hát, khán giả được quyền lựa chọn tài năng cho mình thay vì chỉ có một vài ban giám khảo nào đó[10]. Xuyên suốt cuộc thi, Tùng DươngKasim Hoàng Vũ chính là 2 thí sinh được chú ý nhất. Nếu như Kasim có được giải Nhất từ khán giả bình chọn thì Tùng Dương có được 2 giải thưởng khác: 1 là giải khán giả bình chọn qua báo Vietnamnet và 2 đó là giải thưởng quan trọng nhất – giải Ca sĩ xuất sắc nhất từ Hội đồng nghệ thuật của chương trình[11][12], kèm với đó là phần thưởng một khóa đào tạo ngắn hạn về nghệ thuật trình diễn tại nước ngoài.

Đoạn trích của "Ôi quê tôi", ca khúc đi cùng với tên tuổi của Tùng Dương và là ca khúc mở đầu album

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Tại Sao Mai điểm hẹn 2004, Tùng Dương trình bày tổng cộng 10 ca khúc và 8 trong số đó là những ca khúc sáng tác bởi Lê Minh Sơn – một nhân vật thực sự "vô danh" trong làng nhạc sĩ trước khi chương trình được thực hiện (2 ca khúc còn lại là "Đen và trắng" và "Quê nhà" đều sáng tác bởi Trần Tiến). "Ôi quê tôi" chính là ca khúc tiêu biểu của Tùng Dương khi anh trình bày nó vô cùng thành công tại cả đêm thi đầu tiên lẫn đêm thi chung kết[13]. Với chiến thắng thuyết phục tại Sao Mai điểm hẹn, Tùng DươngLê Minh Sơn gần như phải thực hiện album, một cách thương mại, nhằm phục vụ nhu cầu của khán giả, cũng như đưa tên tuổi mình ra mắt công chúng. Tuy nhiên, không phải toàn bộ 8 ca khúc trên đều được Tùng Dương đưa vào album đầu tay: 2 ca khúc "Guitar cho ta" và "Hồng môi" bị loại bỏ, thay vào đó anh bổ sung một ca khúc mới làm tiêu đề cho album, "Chạy trốn".

Ca sĩ trẻ nhớ lại: "Nhạc sĩ Lê Minh Sơn từng nói với Tùng Dương rằng: "Một mảng trong sáng tác của anh, Ngọc Khuê thể hiện rất thành công. Anh rất muốn tìm một giọng nam để thể hiện tình cảm của mình về những ca khúc. Anh đã chọn Dương và tin em sẽ làm được điều đó...""[14] Khao khát thể hiện jazz, một thể loại nhạc không phổ biến tại Việt Nam (không nằm trong hạng mục thi của Sao Mai điểm hẹn), Tùng Dương quyết tâm mang âm nhạc này vào album đầu tay với những ấp ủ "có một chút riêng gì đấy của âm nhạc dân gian Việt Nam"[15].

Một nửa số ca khúc được ban nhạc Làn xóng xanh phối khí, còn lại do nhạc sĩ trẻ Trần Mạnh Hùng – giảng viên Nhạc viện Quốc gia phụ trách. Lê Minh Sơn trực tiếp góp mặt và chỉ đạo việc thể hiện các ca khúc. Rất nhiều ca khúc phải thu âm lại nhiều lần do chúng đều đòi hỏi kỹ thuật cao, cùng với đó là những yêu cầu từ chính nhạc sĩ. Tùng Dương nói: "Đôi lúc cũng thấy mệt, nhưng thú thật Dương chưa bao giờ có cảm giác chán nản. Bởi Dương nghĩ CD đầu tiên càng làm kỹ bao nhiều thì càng tốt bấy nhiêu và công chúng chắc cũng đón nhận nhiệt tình."[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chạy_trốn http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWee... http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Tung-Duong-Di-t... http://dantri.com.vn/c23/s23-194319/tung-duong-con... http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_it... http://maivang.nld.com.vn/2011102910288234p1140c11... http://vnmusic.com.vn/p799-tieng-hat-tung-duong-da... http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/nam2004/thang... http://thethaovanhoa.vn/297N20110405160422252T133/... http://thethaovanhoa.vn/478N20120401070021856T288/... http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/tung-duon...